CẦU ĐƯỜNG K39-CT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


DIỄN ĐÀN LỚP CẦU ĐƯỜNG KHÓA 39 - CẦN THƠ
 
Trang ChínhTRANG CHỦTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpXem TV ONLINE
HIỆN TẠI TÊN MIỀN CAUDUONGK39CT.CO.CC ĐANG TRỤC TRẶC KHÔNG THỂ TRUY CẬP ĐƯỢC. MỜI CÁC BẠN TẠM SỬ DỤNG TÊN MIỀN CAUDUONGK39CT.TK ĐỂ TRUY CẬP VÀO WEBSITE

 

 Quán mắc cỡ

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 158
Được cảm ơn : 1
Ngày đăng ký : 29/11/2010
Tuổi : 46
Đến từ : Cần Thơ

Quán mắc cỡ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Quán mắc cỡ    Quán mắc cỡ  I_icon_minitimeWed Mar 30, 2011 4:21 pm

Quán Mắc Cỡ em mở bên đường
Mua đi bán lại cái văn chương...

Mấy chìm mấy nổi

TTC - Giải thích về nguyên lý “tảng băng trôi” của Ernest Hemingway, sách “Nội dung ôn tập và bộ đề tự luyện môn Ngữ văn” (Nguyễn Trọng Hoàn - Trần Thị Kim Dung - Nguyễn Thị Phong Lan; NXB Giáo Dục Việt Nam - 2010) ở trang 142 viết: “Một tác phẩm văn chương giống như tảng băng trôi, 7 phần chìm chỉ có 3 phần nổi”.

Quán mắc cỡ  ImageView

Còn sách “Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm học 2009 - 2010” (Vũ Nho - Nguyễn Duy Kha - Trần Đăng Nghĩa; NXB Giáo dục Việt Nam - 2010) ở trang 91 thì lại viết: “Dựa vào hiện tượng tự nhiên trong thực tế, tảng băng trên mặt nước nếu chia làm 8 phần thì chỉ có 1 phần nổi, 7 phần chìm, Hê-minh-uê nêu lên nguyên lý tảng băng trôi”.

2 sách đều của NXB Giáo Dục Việt Nam mà sao lại viết khác nhau như vậy? Vậy theo cô Tú thì “tảng băng trôi” bao nhiêu phần nổi, bao nhiêu phần chìm là đúng?
NGUYỄN ANH DÂN (Đồng Tháp)

- Cái gọi là “nguyên lý tảng băng trôi” của Hemingway cứ trôi đi trôi lại trong 3 quyển sách Ngữ văn ở Việt Nam có nguồn gốc từ một cuộc phỏng vấn của George Flimpton dành cho Hemingway sau khi nhà văn đoạt giải Nobel - trích đoạn nói về tảng băng như sau:
“G. Flimpton: Thế khi không viết, ông vẫn là người quan sát, chờ đợi một thứ gì đó có thể sử dụng được?
E. Hemingway: Nếu biết điều quan sát đó có được chút gì lợi ích, tôi luôn luôn cố gắng viết theo nguyên lý tảng băng trôi. Có 7 phần 8 tảng băng trôi dưới nước để cho 1 phần lộ ra...”.

Có lẽ ý của Hemingway muốn nói văn của ông viết rất hàm súc. Điều mà ông ta viết chỉ là một phần nhỏ so với những điều tuy không viết ra nhưng người đọc phải gắng mà hiểu.
Nếu dạy văn, chỉ cần giải thích ngắn gọn như thế cũng đủ. Không nên cạy cục tìm hiểu mấy phần nổi mấy phần chìm làm chi mất công, vì đó là những thông số của môn vật lý, không phải của văn học. Càng tán hươu tán vượn, càng dễ bị sai. Sai ở chỗ:
E. Hemingway (1899-1961) không phải là người đầu tiên quan sát và phát hiện nguyên lý tảng băng trôi như các sách giáo khoa tiếng Việt hay nói. Trước đó, Lômônôxốp (1711-1765), nhà khoa học, nhà giáo dục và nhà thơ lớn người Nga đã quan sát hiện tượng này với những ghi chép rất khoa học như sau: Khối lượng riêng của băng là 920kg/m3. Khối lượng riêng của nước biển là 1.025kg/m3. Như thế gần 90% thể tích của băng nằm dưới nước.
Đây là khảo sát trong điều kiện thủy tĩnh học - nghĩa là mặt nước phẳng lặng, khối băng đứng yên.
Còn nếu tảng băng trôi nổi, theo dòng nước chảy cuồn cuộn - băng nổi trong nước ngọt, nước trà, cà phê... thì các thông số đều khác nhau.
Cái nguyên lý tảng băng của Hemingway thực ra chẳng mới lạ cao siêu gì. Cách đây hàng ngàn năm, ở Á Đông từ người lớn tới đứa con nít khi học văn, thơ đều quán triệt cái bút pháp gọi là “Ý tại ngôn ngoại” và người nào cũng biết vận dụng.

Quán mắc cỡ  ImageView

Tin ở sách nào?

● Trong cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11, tập 1 (NXB Giáo Dục - 2007) ở phần “Tiểu dẫn” bài “Câu cá mùa thu” có viết: “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) cùng với “Uống rượu mùa thu” (Thu ẩm) và “Vịnh mùa thu” (Thu vịnh) hợp thành chùm thơ thu viết bằng chữ Nôm rất nổi tiếng của Nguyễn Khuyến” (trang 51). Nhưng ở cuốn sách Văn Học (tập 1, NXB Giáo Dục - 2001) lại chú thích rằng: “Thu vịnh: Thường được dịch là “Thơ vịnh mùa thu”, nhưng trong một chùm 3 bài của tác giả là “Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm” thì nghĩa của nó phải là: “Mùa thu làm thơ”, “Mùa thu câu cá” và “Mùa thu uống rượu” mới đúng!” (trang 50). Em rất phân vân, không biết cách gọi nào đúng và tin ở sách nào?
SƠN THỊ SỘP (Sóc Trăng)

- Xin lưu ý rằng từ “vịnh” trong thơ cổ có thể được sử dụng theo 2 thể cách trong ngữ pháp.
* Trong bài “Tây Thi vịnh” (bài thơ tả nàng Tây Thi) của Vương Duy - vịnh được
* Trong bài “Vịnh hoài cổ tích” (làm thơ để nhớ chuyện xưa tích cũ) của Đỗ Phủ - vịnh được sử dụng như động từ.

Như thế trong “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến, từ vịnh được hiểu như là danh từ và có nghĩa là bài thơ tả cảnh mùa thu.
Còn nếu muốn hiểu là làm thơ mùa thu hay mùa thu làm thơ thì cụ Nguyễn Khuyến phải sử dụng từ vịnh ở dạng động từ - tức là “Vịnh thu” (thay vì “Thu vịnh”).
Vậy theo Tú tôi, cách giải nghĩa trong sách Ngữ Văn lớp 11 đúng hơn sách Văn Học tập 1.

Lại thiết kế sai

● Trong cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ Văn” lớp 6, tập 2, do Nguyễn Văn Đường chủ biên, trang 281, viết: “Tóm lại, người viết đã chọn cách giới thiệu quần thể hang động Phong Nha đạt gần tối ưu, khi anh chọn tả vài ba nét của 2 động Khô, động Nước như để mời khách ăn tráng miệng trước lúc dùng bữa chính”.

Cô Tú cho tôi hỏi: “Ăn tráng miệng” là ăn lúc đầu hay lúc cuối của một bữa ăn?”. Tôi thấy câu này nó “kỳ kỳ” thế nào, không dám đem dạy cho học sinh.
TRẦN HUY THAO (Đắc Lắc)

- Bạn không đem ra dạy học sinh của bạn thì thật là may mắn cho các cháu! Nhưng chỉ sợ học sinh trong nước không được may mắn như thế...

Đầu chứ không phải tay

● “Lỗ Tấn là một danh thủ truyện ngắn trên thế giới, đã cống hiến cho nhân loại những hình thức dân tộc không thể bắt chiếc được” (“Hướng dẫn làm bài tập tự luận và cảm thụ văn thơ 12” - Lê Minh Thu - NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội - 2008 - trang 161).

Xin nhờ cô Tú giải thích giùm nội dung của câu trên.
NGUYỄN ANH DÂN (Đồng Tháp)

- Chất lượng sáng tác của nhà văn xuất phát từ cái đầu chứ không phải ở bàn tay. Nói Lỗ Tấn là “danh thủ” truyện ngắn là không hiểu rõ cội nguồn của tư duy văn học.
Về những thứ còn lại trong câu trên, Tú tôi không hiểu gì cả và cũng không thể “bắt chiếc” được.
Quán mắc cỡ  ImageView

Ở ngoài là ở đâu?

● Sách “Lịch sử nâng cao 12”, trang 136 có đoạn viết: “Đầu năm 1934, Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng cộng sản Đông Dương được thành lập...”.

Theo cô Tú, viết như thế có đúng không, bởi có thể tạo nên thắc mắc: “Ở ngoài” là ở đâu?
MƯỚP ĐẮNG (Đắc Lắc)

- Trước đây, các sách (tài liệu) về lịch sử Đảng thường viết “Ban chỉ huy của Đảng ở hải ngoại”. Nay, nếu không muốn tiếp tục dùng từ Hán Việt, Tú tôi nghĩ có thể thay cụm từ “ở hải ngoại” bằng “ở nước ngoài”, chứ viết “Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng...” thì quả là... hơi lạ tai!

Rèn ai?

● “Còn bây giờ là chuyện của thế kỷ XXI. Giữa năm 1985, khi Mikhain Goocbachop, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, mới phát động chiến dịch cải tổ và tăng tốc được ít lâu, ông có làm cuộc vi hành đến Leningrat. Để tạo hình ảnh một nhà lãnh đạo trẻ năng động, gần gũi dân chúng (tương phản với dáng vẻ nặng nề, ốm yếu, già nua của ông Brêgiơnhép trước đó không lâu), ông Goocbachop đi bộ ra quảng trường Cung điện Mùa Đông để trò chuyện với nhân dân” (“Rèn kỹ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT & thi đại học môn: Ngữ văn Nghị luận xã hội” - TS Lê Xuân Anh - NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội - 2009, trang 206).

Thưa cô Tú, có phải năm 1985 là thuộc thế kỷ XXI?
NGUYỄN ANH DÂN (Đồng Tháp)

- Năm 1985 dĩ nhiên là thuộc thế kỷ XX. Nếu ông Goocbachop vi hành (nghĩa là giả dạng làm một người dân thường, không để người ta nhận ra mình là Tổng bí thư) thì làm sao tạo được hình ảnh một nhà lãnh đạo trẻ... Còn nếu ra mặt một nhà lãnh đạo năng động, gần gũi quần chúng nhân dân thì sao gọi là vi hành! Chỉ những thuật ngữ sơ đẳng như thế mà tác giả cũng không hiểu thì rèn kỹ năng gì đây?

Ôi, “hướng” và “dẫn”!
Quán mắc cỡ  ImageView

● Trong cuốn “Hướng dẫn thực hiện chương trình và sách giáo khoa lớp 12, môn Ngữ văn” (NXB Giáo Dục - 2008) ở trang 126 có “bàn luận” như sau: “Từ nét phong cách này của thơ Tố Hữu, Hoài Thanh nhận ra và làm rõ vẻ đẹp “say sưa”, “choáng váng” của những câu thơ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ - Mặt trời chân lý chói qua tim” (Từ ấy); “Khao khát trăm năm mãi đợi chờ - Hôm nay vui đến ngỡ trong mơ” (Nước non ngàn dặm).

Kính thưa cô! 2 câu thơ sau “Khao khát trăm năm mãi đợi chờ - Hôm nay vui đến ngỡ trong mơ” được trích từ bài thơ “Việt Nam máu và hoa” chứ không là của bài thơ lục bát “Nước non ngàn dặm” như trong sách “hướng dẫn”!

“Hướng” kiểu mập mờ này thì “dẫn” học sinh “trôi” về đâu hở cô?
THẠCH THỊ BĂNG BĂNG (Sóc Trăng)

- Hướng dẫn như vậy dù học sinh có đỗ “tiến sĩ” đi nữa thì mèo vẫn hoàn mèo!
CÔ TÚ
Về Đầu Trang Go down
http://cauduongk39ct.co.cc
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 158
Được cảm ơn : 1
Ngày đăng ký : 29/11/2010
Tuổi : 46
Đến từ : Cần Thơ

Quán mắc cỡ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quán mắc cỡ    Quán mắc cỡ  I_icon_minitimeWed Mar 30, 2011 4:39 pm

Trần Hưng Đạo mấy lần chỉ huy?

TTC - * Trên Xưa & Nay số 343 (tháng 11- 2009), HÀ THÚC MINH viết: “Ngày xưa Trần Hưng Đạo chỉ huy ba quân, 3 lần đánh tan quân Nguyên...”. Xin hỏi cô Tú: Trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần đầu, ai là người chỉ huy?
BA VƯỜN TRẦU (TP.HCM)
Quán mắc cỡ  ImageView

- Trong kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên lần thứ nhất (năm 1258), chỉ huy là Trần Thủ Độ, với câu nói khẳng khái khi trả lời Trần Thái Tông: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!”. Gần 30 năm sau, trong cuộc kháng chiến lần II (năm 1285) và lần III (năm 1288), Trần Quốc Tuấn (Hưng Đạo Vương) mới giữ vai trò tổng chỉ huy quân đội.

Có mấy cái sai?

* Báo TG&HN số 37/09 trang 29 viết: ... “Tô Châu được biết đến với tên gọi “Thành phố hoa viên”, bởi có nhiều khu vườn cổ, một số có từ triều đại nhà Tần (618 - 907) trước Công nguyên”...

Theo cô Tú, trích đoạn trên có mấy chỗ sai?
LÊ THÀNH BIÊN (TP.HCM)

- Nội dung câu trên có 4 chỗ sai sau đây:

+ Triều đại nhà Tần tính từ Tần Thủy Hoàng đến Tần Nhị Thế chỉ kéo dài từ năm 221 đến 206 trước Công nguyên.

+ Thời Xuân Thu (khoảng năm 771 - 481) cũng có nước Tần, nhưng chỉ là một nước chư hầu thuộc triều đại nhà Đông Chu.

+ Những niên biểu lịch sử trước Công nguyên phải ghi theo kiểu đếm ngược, từ số lớn đến số nhỏ. (Phải viết 907 - 618 thay vì 618 - 907).

+ Tô Châu hiện có 108 vườn hoa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới. Những vườn hoa này đều thuộc các triều đại sau Công nguyên. Thời trước Công nguyên, chỉ còn sót lại dấu vết vài đoạn tường thành cách nay 2.500 năm ở Bàn Môn.

Bộ và Sở

* Báo ANTG số 895 (7-10-2009), MỸ HIỀN viết: “GS-TS... cùng với Sở VH-TTDL TP Bắc Ninh và Hội đồng thẩm định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội...”. Viết ẩu quá, cô Tú nhỉ?
CART (Nam Định)

- TP Bắc Ninh là đơn vị trực thuộc tỉnh (Bắc Ninh) nên chỉ có Phòng, chứ không có Sở! Còn TP Hà Nội trực thuộc trung ương không có Bộ, mà chỉ có Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch! Vậy mà cũng lộn!

Lại nói về giỗ đầu...

Sau khi mẩu “Giỗ đầu” (trả lời câu hỏi thắc mắc của bạn CART - Nam Định) được đăng trên trang “Quán Mắc cỡ” của TTC số 393 (1-12-2009), Tú tôi có nhận được ý kiến phản hồi của 3 bạn đọc: Nguyễn Trường Kháng (Đồng Tháp), Lâm Phú Quý (Long An), Thai Toan Tran (asimotoan@...) đều khẳng định: Cúng giỗ lần đầu 2 năm sau ngày mất là “hoàn toàn đúng”.

Bạn N.T.Kháng còn có “câu thòng”: “Tuy nhiên, hiện nay ở miền Tây (Nam bộ) chúng tôi, đám giỗ đầu cũng đã có phần “biến thể”. Đó là ngay sau khi cúng “tuần giáp năm” vào buổi chiều tối, thì sáng hôm sau người ta cúng giỗ đầu”. Còn bạn T.T.Tran cho biết giỗ đầu được tổ chức 3 năm sau ngày mất.

Nhưng cũng nói thêm: “Tuy nhiên, vì xã hội đòi hỏi, có gia đình cho mãn tang ngay trong lễ an táng hoặc giáp năm, thì năm tiếp theo sẽ là lễ giỗ như trên” (có nghĩa là giỗ đầu được tổ chức 1 hoặc 2 năm sau ngày mất).

Tú tôi xin mời các bạn tham khảo sách “Gia lễ xưa và nay” của PHẠM CÔN SƠN (bản in lần thứ V, NXB Thanh Niên, 2008), trong đó ở phần lễ “tiểu tường” (giáp năm hoặc giỗ đầu) được tác giả giải thích: “Tiểu tường có nghĩa là điềm lành nhỏ. Người xưa giải thích rằng người chết sau 1 năm, được kể như hương hồn đã được yên vị... Cỗ lễ (tiểu tường) là giỗ đầu tiên cúng người chết” (trang 172).

Ở phần lễ “đại tường”, sách viết: “Đại tường cũng gọi là giỗ hết. Vì rằng tang đến lúc này, qua đúng 2 năm kể từ ngày chết và là giỗ lần thứ hai, được coi là chấm dứt” (trang 176). Xin nói thêm, Tú tôi cũng là dân Nam bộ chính gốc (Gia Định cũ).

Kiến thức thực tế từ nhỏ đến giờ, cho biết: Hầu như tất cả mọi gia đình trong gia tộc, họ hàng bà con, láng giềng, bạn bè... của Tú đều tổ chức giỗ đầu cho người thân đúng 1 năm sau ngày họ mất. Những trường hợp ngoại lệ (hoặc theo cổ lệ, hiện ít người còn giữ) thì... xin chịu!

Tính trọng lượng bằng... bảng Anh (?!)

* Báo CAND online (4-9-2009) đăng tin: “Tháo an toàn quả bom nặng 750 bảng Anh...” của C.B. Bộ có đơn vị đo trọng lượng kiểu này thiệt sao hả cô Tú?
CẤN THỊ PHƯƠNG (Khánh Hòa)

- Trên thế giới không có đơn vị đo trọng lượng nào gọi là bảng Anh! Riêng nước Anh có danh từ pound (đọc như pao tiếng Việt), gồm ít nhất 3 nghĩa: 1/ đồng bảng Anh; 2/ đơn vị trọng lượng (cân Anh); 3/ bãi rào dùng để nhốt (nuôi) súc vật...

Như vậy, đồng nghiệp Tú tôi phải viết: “Bom nặng 750 cân Anh” mới chính xác.

CÔ TÚ
Về Đầu Trang Go down
http://cauduongk39ct.co.cc
Heongoc08

Heongoc08


Tổng số bài gửi : 102
Được cảm ơn : 3
Ngày đăng ký : 26/02/2011
Tuổi : 49
Đến từ : Cần thơ

Quán mắc cỡ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Nói lắp   Quán mắc cỡ  I_icon_minitimeThu Apr 21, 2011 11:28 am

Nói lắp

Một chàng trai tỏ tình với một cô gái, anh ta nói: "Em có biết rằng anh... yêu... yêu... em... em không?"


Cô gái:

- Vậy thì anh đi mà nói với nó!

Chàng trai luống cuống:

- Không... không phải, ý anh muốn nói là... anh... anh... yêu.. em...

Cô gái:

- Vậy thì để anh ta nói với em...

Chàng trai bực bội với giọng khó chịu:

- Trời ơi là trời, không phải thế... anh muốn nói rằng... anh... anh...yêu... em.. em

Cô gái cáu gắt:

-Vậy thì để anh ta đi nói với nó.
Về Đầu Trang Go down
http://cauduongk39ct.co.cc
Sponsored content





Quán mắc cỡ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quán mắc cỡ    Quán mắc cỡ  I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Quán mắc cỡ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» QUÁN CƠM 2000 VNĐ/XUẤT
» ALBUM: Minh Quân - Nơi Tôi Sinh Hà Nội (2010)
» Chương trình Thạc sỹ Quản Lý Dự Án Ngành Xây Dựng tại AITCV Cần Thơ
» Chương trình Thạc sĩ chuyên nghiệp AIT Quản lý dự án xây dựng Năm 2012 tại Cần Thơ
» Chương trình Thạc sĩ chuyên nghiệp AIT Quản lý dự án xây dựng Năm 2011 tại Cần Thơ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CẦU ĐƯỜNG K39-CT :: CUỘC SỐNG THƯỜNG NHẬT :: GÓC THƠ CA - TRUYỆN NGẮN :: TRUYỆN CƯỜI LƯỢM LẶT-
Chuyển đến